thầy Trần Hoài Linh - phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam

  Hãy thử google, bạn có thể có một profile ấn tượng về cái tên Trần Hoài Linh: xuất thân từ   khối chuyên Toán A0 - ĐH Tổng hợp Hà Nội, giải nhì Tin học quốc tế, bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học ở tuổi 30 tại Ba Lan....

Trần Hoài Linh được biết đến như là một trong hai Phó Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam hiện nay.

Google, bạn còn có thể thấy, Trần Hoài Linh là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã được tập hợp thành tài liệu giảng dạy ở Đại học Bách khoa Vacsava, 45 bài báo đăng trên các kỷ yếu, hội thảo quốc tế cũng như các tạp chí khoa học uy tín, là một trong hai phó giáo sư trẻ nhất ở Việt Nam ở độ tuổi 33...

Nhưng nếu trò chuyện với Phó chủ nhiệm khoa Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội rất trẻ này bạn sẽ bị thuyết phục nhiều hơn thế.


Suy nghĩ và làm việc trên xe bus, tàu điện ngầm

Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam chia sẻ: “Mình không làm việc theo kiểu dồn dập thức khuya dậy sớm. Trong công việc, kết quả không phải là điều mình coi trọng đầu tiên mà đó phải là cách bạn thực hiện công việc đó thế nào”.

“Mình không thể dậy tập thể dục vào 4h sáng vì đó không phải là thói quen của mình. Đó có thể là thói quen của người khác, ví dụ như bố mẹ mình có thể làm được. (Bố của PGS.TSKH Trần Hoài Linh là Giáo sư - Viện sỹ Trần Đình Long, Kiến trúc sư trưởng của đường dây tải điện 500kV)”.

Nhưng thói quen của mình là suy nghĩ và làm việc đều đặn. 13 năm ở Ba Lan mình đều giữ thói quen lập kế hoạch và mình rất thích những kế họach xa, kế hoạch dài hơi. Đôi khi ngồi trên xe bus, trên tàu điện ngầm mình vẫn có thể suy nghĩ được”.

13 năm học tập và nghiên cứu tại Ba Lan có thể là dài so với những năm tháng tuổi trẻ nhưng là quá ngắn so với khối lượng công việc mà PGS Trần Hoài Linh đã hoàn thành. Anh đã tham gia giảng dạy 12 môn học thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện, đo lường và tin học công nghiệp tại Ba Lan.

Nhiều nghiên cứu của anh đã được tổng hợp thành tài liệu giảng dạy ở hệ Đại học và cao học ở Bách khoa Vacsava, Ba Lan. Trở thành Tiến sỹ khoa học ở tuổi 30 tại Ba Lan khi ấy như anh cũng chỉ là chuyện của một vài người.

Tại Ba Lan anh đã tham gia 3 đề tài cấp nhà nước. Từ những ngày học Đại học công việc làm thêm của anh là trợ giúp nghiên cứu cùng các giáo sư trong trường. Điều này với anh cũng là một may mắn vì công việc phù hợp với những gì được học, được nghiên cứu và đủ để trang trải cho cuộc sống học tập nơi đất khách quê người.

Lĩnh vực mà Trần Hoài Linh theo đuổi thiên về xử lý tín hiệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, nghĩa là tạo ra các khả năng cho các máy móc giống nhơ những khả năng của con người có thể thực hiện được. Hiện anh đã hoàn thiện các sản phẩm đo đạc kiểm tra dựa trên việc phân tích các khí thóat ra (nghĩa là tạo cho máy móc khả năng ngửi giống như con người). Sản phẩm này được hiểu là mũi nhân tạo. Ngoài ra anh còn tiếp tục mở rộng nghiên cứu với các bài toán nhận dạng hình ảnh, âm thanh để xây dựng giải pháp mắt nhân tạo và tai nhân tạo cho máy móc.

< nguồn ảnh: Hội những người phát siêu cuồng vì thầy Trần Hoài Linh trên FB

- một hội do các bạn sinh viên yêu mến thầy lập ra>


Từ chối những cơ hội như trong mơ để trở về

17 tuổi khoác balo lên đường sang học Tin học ứng dụng tại ĐH Bách khoa Vacsava, đó là thời điểm lần thứ 2 Việt Nam mới có đoàn thi học sinh giỏi Tin học quốc tế.

Và nhiều năm sau đó ở đất nước của những di tích và các nhà khoa học tên tuổi này, Trần Hoài Linh chỉ mong hoàn thành những kế hoạch đề ra một cách sớm nhất. Vì lý do đơn giản của anh là “được sớm về nhà”.

Có không ít cơ hội mở ra với anh ở Châu Âu và Mỹ. Anh đã có thể làm việc ở Microsoft hay tập đoàn ABB đứng đầu thế giới về công nghệ điều khiển tự động, điện lực hoặc các công ty điện nặng ở châu Âu... Nhưng anh đã trở về.

Quan điểm của PGS Trần Hoài Linh là: “Điều quan trọng không phải bạn chọn việc làm ở nơi nào mà là ở khả năng thích ứng của bạn. Với tôi đã có những thời điểm không tìm ra được những nghiên cứu mới hoặc đôi khi có những lựa chọn mình tưởng là hướng tốt nhưng kết quả nghiên cứu lại không được là bao. Vậy nên, tôi nghĩ mình học được nhiều nhất đó là những lúc vấp ngã”.

Điều khiến cho bộ hồ sơ công nhận học hàm Phó Giáo sư của Trần Hoài Linh lên điểm là số lượng những bài báo đăng trên các tạp chí uy tín, các hội thảo quốc tế của anh. 45 bài viết. Với anh những bài báo này tuy không thể đầy đủ và toàn diện như một luận văn nhưng nó sẽ được nhiều người tìm đọc.

Anh vẫn nhận được những góp ý, những chia sẻ từ các nhà khoa học chuyên ngành trong các hội thảo quốc tế, những email mong được giải đáp cụ thể, những niềm vui từ các bài báo này. Còn với suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu trẻ thì đó là cách thực tế nhất để người trẻ đam mê khoa học khẳng định thương hiệu của mình.

Theo San Hải
Sinh viên Việt Nam


Con gái Bách Khoa

‎" ôi! con gái Bách Khoa!!!!!
người ta ví con gái ngoại ngữ, kinh tế, sư phạm là hoa
sao ví con gái Bách Khoa là củ sắn lùi cục mịch
dù con trai BK là chim anh vũ thật thích
con gái ngậm ngùi.... đến mức ấy thật sao
học BK đã cực khổ biết bao
là con gái còn vất vả hơn nhiều lần như thế
thức khuya với đồ án
sáng sớm lên giảng đường với đôi mắt cú vọ
và lúc nào cũng bị chê là kém dễ thương hơn người ta
nhưng con gái BK nào có kêu ca
khi bị chê không xinh, không hiền, không nữ tính và nhiều ko ko ko nữa
con gái BK lặng lẽ sáng bằng nhiều ánh sách khác
mà đôi khi chính con trai BK cũng vô tình chẳng nhìn thấy được đâu!!!

con gái BK không có đôi mắt bồ câu (hay giả bồ câu)
nên ko chớp chớp chớp mà nhìn đời đơn giản
là yêu thương lũ học trò mới gặp
là mồ hôi rơi ở những lần tình nguyện
là ánh mắt cười khi biết mình dù đen hay xấu đi nhưng có ích biết bao
con gái Bách Khoa mạnh mẽ thật sao
hay chỉ là bên ngoài xù xì như quả rầu riêng đầy gai nhọn
để bên trong là thơm, ngọt và mềm dịu
mà có những "kẻ" vô tình hay hữu ý bỏ qua!!!
là con gái ai chả muốn là những bông hoa
nhưng con gái học BK chỉ muốn làm bông hoa dại ven đường bé nhỏ
một bông hoa không sợ sương hay gió
lặng lẽ trong cuộc đời mấy ai biết
và cũng chẳng ai hay...

con gái bk lúc nào cũng bị xem như con trai
và con trai BK xem con gái hình như là những-thằng-bạn
cái nữ tính nhiều khi là không cần bộc lộ
rồi dần chính con gái BK cũng lãng quên
nhưng cái mạnh mẽ đôi khi cũng làm nên
một con gái BK cá tính và cô đơn nhiều khi dần dần nam tính
chỉ dành cái nữ tính cho một lúc yếu lòng lặng lẽ
khóc một mình, làm thơ một mình và mỉm cười một mình

con gái Bách Khoa chỉ biết dựa vào mình
tự lập làm những điều mà chình mình cũng không nghĩ làm được
nhưng đôi lúc trong lòng cũng thầm ước
có một bờ vai dựa vào lúc sắp gục ngã đến nơi
con gái BK theo chủ nghĩa "tự bơi"
như thế không có nghĩa là không cần một "ai kia" để mà nũng nịu
để mà điệu một chút, hiền một chút và "con gái" một chút nữa
để mà....
là con gái Bách Khoa........!!!! "

<hình ảnh chỉ mang tính minh họa>

Sinh viên và việc thức khuya

 

Thức khuya đang là tình trạng chung xảy ra ở hầu hết sinh viên hiện nay.

Những người thức khuya là những người không ngủ trước 11h đêm, không cần biết họ có ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày hay không.


 

Thức khuya đang là tình trạng chung xảy ra ở hầu hết sinh viên hiện nay. Hành động thức khuya của sinh viên luôn chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: khách quan và chủ quan.

 

Sinh vien thuc khuya

Thức thâu đêm

L. Ng , sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế (TP.HCM) cho biết: “ Tớ thức tới 2, 3 giờ sáng là bình thường, thức hoài rồi cũng quen (cười)”. Khi được hỏi thức khuya thế để làm gì, Ng hồn nhiên trả lời: “Lên mạng chát chit với bạn bè, kiếm tài liệu và bao nhiêu là chuyện khác nữa”.

Xưa nay, sinh viên thức khuya là chuyện bình thường, nhưng thức khuya để học thì ít mà làm một số chuyện khác thì nhiều: chát với bạn bè, thức theo phong trào, nói chuyện phiếm với bạn bè trong phòng...Nếu có máy tính thì lướt nét đến tận gần sáng, có những sinh viên thức thâu đêm “nấu cháo” với bạn bè trên mạng. Sinh viên nam thức đã đành, các chiến hữu nữ chúng ta cũng không kém. Ng. T.H, sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tâm sự: “Kí túc xá tụi mình không cho thức khuya nhưng thường thì bảy đứa trong phòng cứ phải 1 giờ sáng mới ngủ được, thường thì tắt điện cho khỏi bị phạt nhưng vẫn thức”.

Thức khuya trở thành một thói quen khó thay đổi ở sinh viên. Hầu như mọi người đều hiểu biết về tác hại của việc thức khuya nhưng không làm sao để thay đổi được thói quen xấu này, rất ít sinh viên chịu đi ngủ trước 11 giờ đêm, theo quan điểm bất hủ của giới sinh viên rằng “Nếu không thức khuya thì lại không phải sinh viên nữa”!

Nguyên nhân thức khuya

Một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện khách quan là lượng bài vở quá nhiều. Trong điều kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng, để đạt một giờ trên lớp, SV phải tự làm việc ba giờ ở nhà. Vậy nên, số lượng bài vở cần giải quyết không ít buộc sinh viên phải thức khuya hơn để đảm bảo cho bài vở được hoàn thành. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng kể. Phần lớn sinh viên đều là con em đến từ các tỉnh thành trong cả nước, việc làm thêm để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình cũng là điều thường thấy ở sinh viên. Và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, việc sống trong môi trường mà tất cả cùng thức khuya thì ta rất dễ theo xu hướng chung.

Yế tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định. Đó có thể là thói quen đã được hình thành từ trước, hoặc cũng có thể do sống trong một môi trường năng động, nhu cầu giải quyết việc ở cường độ cao, áp lực từ nhiều phía làm cho thời gian nghỉ ngơi bị giảm lại đáng kể. Còn phải kể đến yếu tố kỹ năng sắp xếp công việc, sắp xếp thời gian biểu còn quá kém...


Ảnh hưởng của thức khuya đến sinh viên

Nếu xét ở khía cạnh nào đó thì thức khuya cũng mang lại lợi ích, tuy nhiên phần lớn thức khuya là có hại cho sức khỏe con người.

Mặt tích cực:

Đối với sinh viên, nhất là những sinh viên có gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn thì ngoài thời gian đi học vào ban ngày, những công việc làm thêm vào ban đêm giúp họ có thêm chi phí cho học hành, sinh hoạt. Hơn nữa, lượng kiến thức, bài vở của sinh viên là rất nhiều. Đặc biệt, vào những mùa thi thì sinh viên phải thức khuya mới có thể giải quyết hết công việc bài vở của mình được. Đây cũng là lí do tại sao tần số thức khuya của sinh viên khi học đại học lại nhiều hơn so với khi họ học ở bậc trung học phổ thông.

Ngoài ra, trong môi trường kí túc xá, do đông người, ồn ào nên sinh viên phải tranh thủ thời gian đêm khuya để học bài. Sau một ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng thì sinh viên thường chọn thời gian đêm khuya để giải trí, nghe nhạc, đọc truyện, nhắn tin…Đây cũng là cách làm giảm stress của sinh viên.

Mặt tiêu cực:

Nhắc đến thức khuya thì không thể không nói đến những mặt xấu do nó gây ra. Dù con người không muốn thì nó vẫn tồn tại. Có khi con người ý thức được tác hại của việc thức khuya nhưng bên cạnh công việc giải quyết được nhờ thức khuya thì họ sẵn sằng chấp nhận những tác động xấu mà nó gây ra.

Những ảnh hưởng xấu thường thấy sau khi thức khuya là mắt thâm quầng, da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nổi mụn, trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ dẫn tới ăn không ngon miệng, nguy cơ giảm sút trí nhớ rất cao, gấp 5 lần so với những người không thức khuya. Ngoài ra nó còn gây ra các tác động phụ như ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút...

Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Các nhà khoa học của Đại học Tổng hợp về bảo hộ lao động của Nhật Bản đã tiến hành khám bệnh cho hơn 14000 nam công nhân thường xuyên làm ca đêm và kết quả cho thấy sự sản sinh chất Mêlatonin -là chất có khả năng ngăn cản, tiêu diệt nhanh chống các tể bào ung thư -chỉ sản sinh khi màn đêm buông xuống theo chiều hướng bất lợi, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào ung thư ở những người thường xuyên thức khuya. Khi điều tra về nguyên nhân làm bùng nổ bệnh ung thư vú trong những năm 30 của thế kỉ 20, giáo sư Richard Stevens thuộc Đại học Connecticut (Mỹ) đã tìm ra mối liên hệ giữa thức khuya với bệnh ung thư vú. Ở Đan Mạch, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu bệnh ung thư đã phân tích dữ liệu của 7000 phụ nữ và thấy rằng những phụ nhữ phải làm việc ít nhất 6 tháng vào ban đêm có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn.

Tác động lâu dài là làm giảm sức đề kháng. Vì khoảng thời gian từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch, cũng là lúc tiết ra nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Do vậy, thức khuya làm đảo lộn đồng hồ sinh học, làm cơ thể mất cân bằng, là nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh khác.

Thức khuya, chúng ta có khả năng béo phì theo chiều hướng có hại. Ban đêm là lúc cơ thể chúng ta nghỉ ngơi và tiêu hóa hết lượng thức ăn còn lại. Thức khuya làm việc, đặc biệt là lao động trí óc kết hợp với “nạp” thêm các thức ăn, đồ uống phụ thì lượng thức ăn sẽ không tiêu hóa hết, tạo nên lượng mỡ dư thừa gây nên béo phì. Nó còn là nguy cơ cuả các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp.

Một tác hại do thức khuya gây ra rất hay gặp ở các bạn sinh viên, đó là những căn bệnh về mắt. Nếu thức khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì hay dẫn tới cận thị. Một điều không thể tránh khỏi là khi học tập hay làm việc vào ban đêm thì mắt chúng ta tiếp xúc với ánh sáng trắng của bóng đèn làm cho mắt điều tiết nhiều hơn, do đó thị lực chúng ta giảm xuống. Ngoài ra còn gặp phải các bệnh về mắt như khô mắt, nhức mỏi mắt, đau mắt, loạn thị…Mà khi chúng ta không có đôi mắt tốt thì điều dĩ nhiên nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của bạn.

Nguy hiểm hơn là khi thức khuya mà bạn không biết điều chỉnh thời gian ngủ hợp li, không bảo đảm ngày ngủ từ 7-8 tiếng thì sẽ phát sinh thêm nhiều bệnh. Thời gian ngủ it hơn dẫn tới sự suy giảm của não bộ, nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với những người bảo đảm thời gian ngủ. Bác sỹ Najib Ayasm, chuyên gia về giấc ngủ tại bệnh viện Brigham &Women ở Boston đã phân tích số liệu của hơn 71000 phụ nữ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tương tự giữa sự phát triển của bệnh tim và thời lượng ngủ. So với những người ngủ từ 7-8 giờ thì số người bị cơn đau tim tăng 37% ở những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày, tăng 18% ở những người chỉ ngủ 6 giờ, tăng 39% ở những người ngủ dưới 5 giờ mỗi ngày.

Nếu thức khuya trong thời gian dài mà không bảo đảm thời gian ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày thì cơ thể chúng ta sẽ bị suy sụp thấy rõ. Chúng ta sẽ không có được cơ thể khỏe mạnh, trạng thái minh mẫn để học tập và giải quyết các công việc.

Hạn chế thức khuya

Như vậy, việc thức khuya ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và công việc của con người, đặc biệt là sinh viên. Nếu không có một sức khỏe tốt, một đôi mắt tốt và tinh thần làm việc sảng khoái, minh mẫn thì bạn không thể hoàn thành công việc của bạn thật tốt, thật xuất sắc được. Không phải mọi người không ý thức được tác hại của việc thức khuya, nhưng nhận thức của con người luôn ở mức nhất định. Do vậy, những mặt xấu của việc thức khuya nêu ra ở đây không phải là không quan trọng. Điều đáng nói ở đây là những tác hại đó có làm thay đổi được thói quen thức khuya của mọi nguời, đặc biệt là sinh viên hay không? Liệu sinh viên có thể cải thiện tình hình thức khuya của mình hay không? Đó mới là điều quan trọng.

 

 

 


Nguồn tin: vietbao.vn