Thất nghiệp cựu sinh viên tiếp tục đi học: giải pháp đánh cược với việc làm

Tốt nghiệp càng nhiều, thất nghiệp càng cao

Chưa bao giờ nền giáo dục Việt Nam lại chứng kiến sự bùng nổ nhều trường đại cao đẳng đến vậy và cũng chưa bao giờ nền kinh tế nước ta lại đối mặt với nhiều doanh nghiệp đăng ký xin giải thể như lúc này. Theo ước tính ở nước ta hiện nay có khoảng 500 trường đại học cao đẳng chưa tính các cơ sở nước ngoài ưliên kết đào tạo tại Việt Nam.

Điều này cho thấy mỗi năm có khoảng hơn 2 triệu sinh viên được đào tạo ra trường, trong khi đó con số công bố tại một diễn đàn vào giữa tháng 12/2012 cho thấy có khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể trong năm này đã khiến cho tình hình thất nghiệp trở nên lớn hơn nhiều năm qua. Theo số liệu khảo sát của nhóm giảng viên, sinh viên khoa Xã hội học trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cho thấy khoảng 26,3% sinh ra trường tìm kiếm được việc làm trong tình hình kinh tế khó khăn còn lại đang thất nghiệp hoặc đang làm những việc trái với ngành nghề mình được học. Mặc dù Chính phủ đang có nhiều chính sách nhằm giải cứu các doanh nghiệp nhưng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW nhận định: Nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 vì cơn suy thoái kinh tế thế giới đang diễn ra phức tạp.

Bằng cao, nhiều bằng có tăng cơ hội việc làm?

Trước khó khăn suy thoái kinh tế nhiều tân kỹ sư ra trường không tìm được việc làm đã lựa chọn học thêm văn bằng hai các ngành khác hoặc ôn thi cao học. Trần Quốc Hùng quê Đức Thọ, Hà Tĩnh vừa tốt nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội hiện chưa tìm được việc làm tâm sự: Em tốt nghiệp ngành Cơ điện tử nộp hồ sơ một số nơi, phỏng vấn rồi nhưng chờ mãi không thấy công ty gọi đi làm. Hùng nộp thêm một số doanh nghiệp khác nhưng cũng không thấy hồi âm nên quyết đi học thêm văn bằng hai về quản trị kinh doanh mong dễ xin việc hơn.

Cũng theo lời Hùng, cùng lớp đại học với em hiện chỉ ¼ xin được việc làm còn lại đang thất nghiệp. Nhiều người thấy học ra mà không kiếm việc nên hầu hết chuyển học thêm văn bằng hoặc thi tuyển lên cao học. Tuy nhiên việc học đại học đã tiêu tốn khoản khá lớn không biết học thêm một bằng nữa liệu cơ hội xin việc có dễ hơn không? Hay lại là món nợ thứ hai trút lên vai bố mẹ.

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty Thiết bị và công nghệ Minh Long bày tỏ quan điểm: Học nhiều bằng chưa hẳn đã có cơ hội việc làm nhiều hơn vì hiện nay số lượng doanh nghiệp cần tuyển rất ít. Mặt khác do khó khăn chung của nền kinh tế nên số doanh nghiệp bị giải thể khá nhiều, số lượng người lao động có kinh nghiệm từ thực tế ở các doanh giải thể đó sẽ có ưu thế hơn so tân kỹ sữ vừa chân ướt chân ráo ra trường. Hơn nữa xu hướng hiện nay các chủ doanh nghiệp không cần người có bằng cấp cao mà cần những người làm được việc nên sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường khó đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Cũng theo lời ông Nguyễn Văn Cường, sinh viên đang ngồi trên nghế nhà trường cần học tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm khác vì đây là chìa khóa có cơ hội việc làm hơn.

Nguyễn Thu Hồng tốt nghiệp Đại học Đông Đô chuyên ngành Kế Toán tâm sự: Tốt nghiệp ba năm nay nhưng em chưa xin được việc đúng chuyên ngành mình học, về quê thì chẳng biết làm gì nên xin làm tạp vụ cho một công ty tranh thủ học thêm bằng đại học nữa. Nhưng học xong có xin được việc làm khác không Hồng vẫn chưa chắc!

Còn theo TS. Nguyễn Thế Công, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Cơ điện Nông Nghiệp, kiêm Trưởng phòng hành chính nhân sự- Bộ Nông Nghiệp chia sẻ: Hiện nay việc tuyển nhân sự chúng tôi không đặt nặng vấn đề bằng cấp, học trường nào, có nhiều bằng nhiều chứng chỉ mà cho mọi ứng cử viên cơ hội như nhau thể hiện năng lực của mình vào thực tiễn công việc cụ thể. Ai thể hiện mình là người làm công việc được giao tốt nhất, người đó xứng đáng được tuyển dụng. Chúng tôi là ngành đặc thù về máy móc, kỹ thuật nông nghiệp cho nên ai không có niềm yêu thích, năng lực thực sự thì chắc chắn chính họ sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Chưa bao giờ nước ta vấn đề việc làm lại nóng đến thế. Nếu trước đây thất nghiệp chủ yếu xảy ra ở người chưa qua đào tạo nay con số ấy lại ngược lại. Để giải quyết vấn đề này không hề đơn giản vì trong lúc đang chờ những giải pháp đột phá từ cơ quan quản lý thì quan niệm nhiều bằng hơn một nghề giỏi vẫn ăn sâu vào tiềm thức của khá nhiều bạn trẻ.

Bài ảnh: Trần Đức Anh Hoàng

Số 146 (3/2013)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay

thầy Tạ Cao Minh cùng 13 bằng sáng chế tại Nhật Bản

Không được nhiều người biết đến như cô em gái Tạ Bích Loan qua chương trình Người đương thời (VTV3), Tiến sĩ Tạ Cao Minh là một nhà nghiên cứu thầm lặng nhưng có những phát minh quan trọng ảnh hưởng đến xu thế phát triển ngành công nghiệp ô-tô của Nhật Bản. Anh đã có 13 bằng sáng chế khoa học.

<TS Tạ Cao Minh trong một bài giới thiệu về xe lăn điện PET - một sản phẩm nghiên cứu khoa học nhận được nhiều giải thưởng trong nước>

Trước khi đến Công ty NSK - nơi anh cho ra đời hầu hết những phát minh quan trọng của mình - Tiến sĩ Tạ Cao Minh đã trải qua một cuộc phiêu lưu kéo dài ba năm tại Đại học Kyushu và ĐH Tokyo sau khi hoàn thành luận án thạc sĩ và tiến sĩ tại Canada. Những ngày tháng trẻ trung nhất của anh trôi qua tại đất nước Tiệp Khắc, nơi anh đã tốt nghiệp xuất sắc với tấm bằng đỏ vào năm 1986.

 Anh là một tấm gương sáng về sự say mê nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và óc sáng tạo của người Việt Nam trên đất Nhật Bản.


Tiến sĩ Tạ Cao Minh - Giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội - vừa đăng ký thêm bằng phát minh sáng chế với đề tài "Điều khiển động cơ điện không chổi than và hệ thống trợ lái ô-tô" tại Nhật Bản, nâng tổng số đăng ký bằng sáng chế khoa học của anh lên con số 13.


Đây là những phát minh rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất hệ thống trợ lái vô-lăng ô-tô. Công ty mà anh đang cộng tác hiện nay - NSK Steering Systems - đã phải tăng số lượng nhân viên lên gấp đôi để kịp chế tạo và bán sản phẩm cho các Công ty sản xuất xe hơi khác khi ứng dụng công nghệ này vào sản xuất.

Công ty NSK là công ty sản xuất vòng bi lớn thứ hai trên thế giới. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, công ty này bắt đầu tấn công vào thị trường phụ tùng cho xe ô tô, đặc biệt là các hệ thống trợ lái vô-lăng tiên tiến sử dụng động cơ điện.


Được biết hai hãng xe hơi Renault và Nissan vừa ký hợp đồng mua các sản phẩm tương lai này. Các nhà khoa học Nhật Bản dự báo công nghệ điều khiển vô-lăng do Tiến sĩ Minh sáng chế sẽ dẫn đầu trong nền công nghiệp ô-tô thế hệ mới, thay thế cho việc trợ lái vô-lăng bằng hệ thống thủy lực và động cơ điện một chiều xưa nay.


Trước khi đến Công ty NSK (4-2001), Tiến sĩ Tạ Cao Minh đã hoàn thành xuất sắc việc nghiên cứu của mình tại các trường ĐH Kyushu (4-1998 đến 3-1999) với đề tài hóc búa: Điều khiển thang máy không dây dùng cho các tòa nhà chọc trời (cùng với giáo sư Yoshida - một người nổi tiếng với đề tài Marine Express mà thoạt nghe cứ như chuyện viễn tưởng: Thiết kế hệ thống tàu điện có thể chạy dưới nước và trên cạn, nhằm phục vụ việc đưa người và hàng hóa từ đất liền lên đảo). Hệ thống được ví như một động cơ điện khổng lồ, nhưng phần động lại dịch chuyển tịnh tiến chứ không quay tròn như động cơ thường. Đây cũng chính là công nghệ được ứng dụng trong việc chế tạo tàu từ trường mà Nhật Bản vừa thành công với tàu siêu cao tốc 500km/h. 


Mô hình thang máy không dây cao 4m được xây dựng tại ĐH Kyushu nhiều năm trước khi Tiến sĩ Minh đến đây, nhưng chưa ai thành công trong việc điều khiển cả. Rồi một ngày tháng 10-1998, sau nhiều tháng miệt mài nghiên cứu, niềm hạnh phúc vô bờ đến với anh khi cái thang máy không dây nằm yên bất động bao năm đã chuyển động trong sự thán phục của mọi người.


Tại ĐH Tokyo (4-1999 đến 3-2001), anh đã hoàn thành xuất sắc đề tài nghiên cứu Điều khiển động cơ không đồng bộ ứng dụng cho ô-tô điện. 


Tiến sĩ Minh say sưa kể: "Động cơ điện có nhiều loại, nhưng động cơ không đồng bộ là thông dụng nhất, nó thường được sử dụng ở các trạm bơm, quạt gió hoặc trong các nhà máy. Động cơ loại này có ưu điểm là giá rẻ nhưng lại khó điều khiển và hiệu suất thấp. Đề tài của mình là làm sao nâng cao hiệu suất của động cơ, vì nếu thành công thì sẽ tăng được thời gian chạy của ô-tô điện ứng với mỗi lần nạp ắc-quy". 


Giải pháp sử dụng đoạn thẳng vàng (Golden Sections) của anh đã được đánh giá cao khi trình bày ở hội nghị quốc tế tại Rome năm 2000 và được trao giải nhì của Ban Truyền động điện công nghiệp thuộc Hiệp hội Kỹ sư điện - Điện tử Hoa Kỳ (IEEE). 


Thành công này giúp các động cơ có kích thước nhỏ hơn các động cơ truyền thống nhưng có công suất và hiệu suất rất cao. Chính nhờ những thành quả nghiên cứu ở đây mà giới công nghiệp Nhật Bản đã đến tận ĐH Tokyo mời anh tham gia việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và họ đã không phải thất vọng vì đã tìm đúng người cần tìm.


Tiến sĩ Tạ Cao Minh cho biết anh sắp trở về Việt Nam, với mong muốn trở lại giảng đường trong thời gian sớm nhất. Anh cũng hy vọng sẽ có cơ hội đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình cho sự phát triển của nền công nghiệp ô-tô còn non trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là việc nghiên cứu và chế tạo ô-tô điện.

Thành công như vậy mà anh vẫn còn... ước gì một ngày có 48 giờ để thực hiện hết các ý tưởng của mình. Người viết bài này tin rằng số bằng sáng chế sẽ không dừng lại ở con số 13.


- Theo Tiền Phong - ND - 05

update:

Hiện tại thì thầy đã trở lại Việt Nam và tiếp tục công tác giảng dạy tại bộ môn Tự động hóa - Viện Điện, ĐHBK Hà Nội, đồng thời công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Sáng tạo Công nghệ (Center for Technology Innovation – CTI)

 

 

<kỷ niệm chương do công ty NSK (Nhật Bản) tặng thầy Tạ Cao Minh vì 2 bằng sáng chế của thầy đã phát huy hiệu quả rất tốt trong sản phẩm thương mại của công ty

 

nguồn ảnh: Bảo Huy - bka.vn>


Bài nói đặc biệt của GS Ngô Bảo Châu: Học như thế nào?

(GDVN) - Tại buổi nói chuyện với hàng nghìn sinh viên ở Hà Nội chiều 13/3 với chủ đề "Học như thế nào", GS Ngô Bảo Châu khiêm tốn rằng ông không có tham vọng trả lời thấu đáo câu hỏi này. Ông cũng đã có nhiều suy nghĩ về điều này, và đây là dịp để sắp xếp lại những suy nghĩ đó một cách mạch lạc, trình bày nó bằng từ ngữ một cách không cầu toàn.

 

Vậy thì học như thế nào?
Bắt đầu, GS Ngô Bảo Châu nói về tính hướng thượng, đó là cái cao cả. Sách đã từng dạy “nhân tri sơ tính bản thiện”, tính bản thiện ở đây liệu có đúng không khi tin tức báo chí hàng ngày vẫn như một dấu hỏi nghi ngờ về điều đó. GS Châu dẫn chứng: Đầu tháng 1 ở Ấn Độ, cô gái 23 tuổi bị 6 người đàn ông hãm hiếp đến chết ở trên trên xe buýt; trong khi đó ở Bắc Ninh người ta chen lấn nhau đi xem hội chém lợn. Sự độc ác của con người dường như thể hiện vô cùng rõ nét.
Phải chăng con người sinh ra có 2 bản năng là duy trì nòi giống, duy trì sự sống và có sẵn cái mầm mống ác. Tôi lạc quan tin rằng con người được sinh ra với bản năng khác nữa, đó là bản năng hướng thiện. Cái tiềm năng ấy khi triển khai trong học tập sẽ trở thành động lực. 

Trong đứa trẻ sinh ra có sẵn một tâm hồn cao thượng, nếu có tính bản thiện thì đó là tiềm năng cho việc học tập. Có người cho rằng học để có một vị trí tốt trong xã hội, suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác. Tôi tin đa số người ta không có khả năng phấn đấu vì một cái gì xảy ra trong một tương lai quá xa, phần lớn phải học để hoàn thiện bản thân mình. Vì vậy, nhiều khi chính quan niệm phiến diện của xã hội lại làm hỏng đi động cơ và văn hóa thuần khiết. 

Và quan niệm xã hội cũng không phải cái duy nhất làm hỏng đi sự hướng thượng và hướng thiện, những việc khác như tôn thờ cá nhân (có thể là lãnh tụ, có thể cầu thủ bóng đá hay ca sỹ Hàn Quốc...) là một hình thức tha hóa sự hướng thượng.

Theo GS Ngô Bảo Châu, tôn thờ cá nhân - giống như kiểu fan cuồng Kpop trong ảnh - là một hình thức tha hóa sự hướng thượng.

Khi bản năng hướng thượng bị tha hóa, cộng với hàng loạt khả năng xấu có trong con người như tính lười biếng, đố kị, lại bị tác động bởi những sự tha hóa khác trong xã hội, thì tôi cho rẳng con người đó sẽ không có mấy cơ hội trong học tập.

Học chữ hay học làm người?
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, học chữ để tiếp thu kiến thức, còn học làm người cũng có nhiều cách hiểu. Có thể hiểu theo nghĩa hẹp là học kỹ năng sống, nghệ thuật sống, hiểu theo nghĩa rộng hơn học làm người là học để làm nên cốt cách con người, nhưng rộng quá thành lại vô nghĩa. 
Nếu theo nghĩa hẹp, trước câu hỏi trường học nên dạy kĩ năng sống hay nghệ thuật sống, GS Châu giải thích, trường học phải dạy cho trẻ thế nào là thế giới, học làm người tức học để biết thế nào là thế giới, để cá nhân nhận thức được mình ở trong đó mà hoàn thiện thế giới xung quanh ta được an toàn hơn, thân thiện hơn. 
Vợ chồng tôi ít xem vô tuyến, có lẽ các con cũng không thích xem mặc dù bố mẹ không có cấm đoán hay hạn chế gì, nhưng có thời gian cả nhà thích đọc sách hơn. Nhiều khi tôi cũng muốn xem phim cùng con cho con đỡ mặc cảm. Ví dụ này để nhắc nhở người lớn dù muốn hay không muốn chúng ta luôn là tấm gương cho trẻ soi vào, ngoài trách nhiệm cho trẻ đủ ăn, đủ mặc, người làm cha làm mẹ hôm nay phải nghĩ xem mình đã cư xử như thế nào thì ngày mai đứa trẻ sẽ cư xử như thế.
Nếu người lớn cư xử đúng mực thì trẻ con có lẽ không cần đi học lớp kĩ năng sống, người có trách nhiệm chính trong giáo dục hành vi cho trẻ chính là cha mẹ và gia đình chứ không phải nhà trường. Những bài lên lớp của các thầy cô giáo không tác dụng nhiều tới hành vi của đứa trẻ, dù rằng tôi không phủ nhận tầm quan trọng của thầy cô giáo trong việc giáo dục các con. Đấy là học làm người theo nghĩa hẹp, tức là học hành vi.
GS Ngô Bảo Châu và mẹ. 

Còn học làm người theo nghĩa rộng thì sao? Đó chính là vai trò giáo dục nhân văn trong việc hình thành nhân cách con người. 

Khi đứa bé mới ra đời khả năng sinh tồn sẽ điều khiển mọi hoạt động của nó, đối với nó toàn bộ thế giới là một sức mạnh, khi lớn lên có thêm nhận thức thế giới xung quanh, về những người khác, dần dần hiểu ra không chỉ có một mình nó cần sinh tồn mà cả những người khác cũng cần sinh tồn như nó. Thoạt nghe tưởng là hiển nhiên, nhưng theo tôi nghĩ đó là bước chuyển hóa tư duy rất vĩ đại, chấp nhận sự tồn tại đối với bản thân nó, tồn tại là khách thể để phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện chính là sự sung sướng trong hạnh phúc của người khác, và sự đau khổ trong sự bất hạnh của người khác. Ngược lại, cái ác là sự sung sướng trong sự bất hạnh của người khác và đau khổ trong sự hạnh phúc của người khác. Đứa trẻ chưa phân biệt được thiện, ác thì chưa thể áp dụng với nó.
Cơ chế căn bản trong việc hình thành nhân cách trong mỗi người là việc chiêm nghiệm về sự việc cụ thể đã xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể, ngẫm xem đã quyết định như thế nào, đã làm gì, hậu quả ảnh hưởng của việc đó lên cuộc sống của người khác và của chính người đó như thế nào. Có thể thấy con người chiêm nghiệm ngày nay chủ yếu bằng xúc cảm chứ không bằng tư duy. 
Trải nghiệm chân thực dù đau đớn đến mấy cũng làm cho cốt cách con người trở nên mạnh mẽ hơn, trái lại là sự dối trá ngọt lịm, luôn luôn làm tha hóa con người. Chức năng của nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác, mà giúp cho con người tìm thấy sự chân thực và biết cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình, cảnh giác với sự lười nhác, ích kỷ, hèn nhát. Giáo dục nhân văn nghiêm túc rèn cho con người có thái độ không mệt mỏi trong cố gắng đi tìm sự thật cùng với khả năng chiêm nghiệm bằng tư duy, bởi vì chỉ nếu chiêm nghiệm bằng xúc cảm thì con người rất dễ bị đánh lừa.  

Khoa học chấp nhận phủ định để hồi sinh
Khoa học luôn có tính thực tế, tính thực tế luôn là điều phán xét cuối cùng, do đó sự khiêm tốn này làm nên sức sống cho khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi người ta không còn lòng tin, còn trong bản chất của mình những luận điểm khoa học chấp nhận điều phủ định, có thể chờ thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác thành ngành khoa học mới phức tạp hơn, có lý thuyết ứng dụng rộng hơn cái cũ.

Thực tế, trong bản chất mỗi thuyết khoa học chỉ mô tả phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ thì phạm vi áp dụng càng hẹp, nhưng ra ngoài phạm vi đó là cuộc chơi mới, với những vật chất mới mà con người phải sáng tạo ra những luật chơi mới, khái niệm luật chơi mới, nhưng không phải vì thế mà lý thuyết cũ lại bị thủ tiêu khi một cái mới được ra đời. 

Cái cần trang bị cho học sinh không phải là khả năng tính toán mà cần tư duy khoa học, định hình rõ nét, liên hệ với những khái niệm đó với thực tế khách quan để phát triển. 
Thuộc tính khác của khoa học và sức sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Tiên đề hình học Ơ-clit không còn khả năng đem tới bất ngờ nào nữa, có nghĩa là môn khoa học chết, nó chỉ còn là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng suy luận logic. Ngược lại, khi Anh-xtanh nhận định rằng tia sáng sẽ bị uốn cong khi đi tới gần một vật thể có khối lượng lớn, từ những tính toán trong thuyết tương đối, đó là điều vô cùng bất ngờ. Sức sống của khoa học thể hiện ở chỗ, từ một hệ thống khái niệm, tiên đề phải chấp nhận được bằng những tính toán, lập luận, người ta có thể giải thích những điều chưa biết thành biết hoặc là điều tiên đoán...
Kết thúc buổi nói chuyện với sinh viên, GS Ngô Bảo Châu đã động viên các sinh viên trẻ rằng: “Khó khăn lớn nhất mà bạn gặp phải trong cuộc đời chính là người khác không tin vào bạn và bạn không tin vào chính bản thân mình. Bạn phải có ngọn lửa để vượt qua khi bạn thất bại. Không được vội vàng, không được sợ.

Ngô Bảo Châu cho biết ông là người thích triết lý sống của nhà Phật. Ông thích làm việc để tạo ra thành quả chứ không phải để lấy danh tiếng. 

Tôi rất thích một câu hát của Trinh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng… Để gió cuốn đi…”. Ngô Bảo Châu không thích sự nổi tiếng mà muốn một cuộc sống bình yên mang tính thiền. Ông thích lên chùa, thích tìm hiểu về văn hóa phật giáo. GS Châu vẫn thường lên chùa những lúc gặp phải căng thẳng trong công việc. Thói quen ấy đã có từ hồi Ngô Bảo Châu đi học, ông vẫn lên chùa trước mỗi kì thi. 

 

Phạm Ngọc                     
 giaoduc.net.vn

download bản ghi âm bài nói chuyện của GS tại đây.