7 việc làm nhỏ nhặt làm lãng phí thời gian của sinh viên

03 28 2014

Kêu ca phàn nàn, chơi game, xem phim… là những việc làm vô ích mà nhiều bạn sinh viên đã lãng phí rất nhiều thời gian của mình để làm.

1. Phàn nàn

Đồ ăn ở quán không ngon, học phí quá cao, bài tập khó, thầy giảng khó hiểu, buồn ngủ, muốn về…. Là những điều bạn thường xuyên kêu ca phàn nàn. Không nghi ngờ gì, những lời than vãn ấy đã khiến bạn lãng phí rất nhiều thời gian mà chẳng đạt được hiệu quả gì. Thay vào đó, hãy tự cảm thấy hài lòng và nỗ lực để vươn lên, chắc chắn, điều đó sẽ có ích hơn là ngồi than vãn rất nhiều.

2. Chơi game

Lẽ ra bạn phải ngồi đọc và nghiên cứu tài liệu thì bạn lại dành thời gian để chơi game. Bạn cần phải thư giãn và trò chơi điện tử là một sự lựa chọn “hoàn hảo”. Những trò chơi điện tử thường gây nghiện, và bạn rất vui đến nỗi quên hết cả thời gian.

4. Xem phim

Bạn có thích xem phim truyền hình dài tập không? Những bộ phim truyện điện ảnh của nước ngoài thu hút bạn? Bạn cũng ham mê những game show truyền hình thực tế được phát lại trên Internet. Và những niềm đam mê đó lôi cuốn bạn từ ngày này qua ngày khác. Cho đến khi bạn nhận ra rằng, thật quá lãng phí thời gian dành cho những niềm đam mê đó. Tuy nhiên nếu việc sắp xếp thời gian của bạn hợp lý, bạn hoàn toàn có thể đan xen giữa việc học và xem. Nhưng xem ở đây mang tính chất “giải trí, thư giãn và xả stress” hơn là cho “đã”, cho “thỏa cơn ghiền”.

Bạn hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt để giúp cuộc sống sinh viên trở nên đáng nhớ hơn.

Bạn hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt để giúp cuộc sống sinh viên trở nên đáng nhớ hơn.

5. Lạm dụng Internet

Bạn check Facebook 24/24, lướt web và nghe nhạc. Bạn có thể dán mắt vào màn hình chiếc smart phone suốt cả ngày. Bạn không thể không mở máy tính lên mà không truy cập mạng xã hội hay game mà bạn yêu thích. Trong giờ học, bạn quan tâm đến Facebook và Twitter hơn là lời nói của giảng viên. Mỗi khi có bài tập hoặc một kiến thức nào bạn muốn nhớ, bạn không ngần ngại lên mạng tra Google hoặc Wiki. Internet đang đánh cắp trí nhớ của bạn.

6. Khóc và buồn bã

Nhiều lúc bạn thấy chán ghét bản thân mình. Bạn nhớ nhà, muốn về gặp gia đình. Kết quả học tập tồi tệ, chuyện tình cảm gặp sóng gió. Bạn khóc, suy sụp và buồn bã một thời gian dài. Trong thực tế, những câu chuyện đó không đáng để bạn phải khóc và buồn bã trong một thời gian dài như thế. Điều tốt hơn cả là sống vui vẻ, lạc quan và biết hy vọng vào những điều phía trước.

7. Tranh cãi

Bạn tranh cãi với bạn cùng phòng xem ai sẽ là người lau dọn phòng. Bạn tranh cãi với bạn bè vì những chuyện nhỏ nhặt. Bạn tranh cãi với nhân viên nhà hàng vì hóa đơn đắt đỏ. Tranh cãi thường không phải là cách giải quyết hay với nhiều vấn đề mà tranh cãi chỉ làm cho câu chuyện thêm rối rắm và khó giải quyết hơn mà thôi.